Helicobacter Pylori

Tổng quan: Helicobacter Pylori (HP) là 1 loại vi khuẩn được tìm thấy trong dạ dày, ước tính có khoảng một nửa dân số thế giới bị nhiễm.

Hình 1: Các Tạng trong ổ bụng

Hầu hết các trường hợp nhiễm HP đều không có triệu chứng và không bị làm sao cả. tuy nhiên có 1 số ít các trường hợp gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như: loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Người ta cũng chưa lí giải được tại sao một số người bị nhiễm thì không sao nhưng một số người thì bị biến chứng.

Nguy cơ lây nhiễm HP:  Khi bạn ăn hoặc uống phải thức ăn hay nước có nhiễm HP. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào dạ dày và định cư ở lớp nhầy  (lớp bảo vệ niêm mạc của bạn). chúng giải phóng ra các enZym và và hoạt hóa hệ thống miễn dịch. Các tác nhân này gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp tế bào niêm mạc dạ dày hay tá tràng dẫn đến viêm hay loét niêm mạc dạ dày tá tràng.

Hậu quả là dạ dà và tá tràng bị tổn thương bởi chính dịch tiết của dạ dày (Acid).

Ở một số nước phát triển Nhiễm HP hiếm khi xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, tuy nhiên ở các nước đang phát triển trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm HP chiếm tỉ lệ cao.

Triệu chứng khi nhiễm HP: Hầu hết là không có triệu chứng. tuy nhiên một số trường hợp có loét thì có các biểu hiện sau đây:

  • Đau hoặc khó chịu vùng trên rốn
  • Cảm giác đầy hơi
  • Cảm giác nhanh thấy no
  • Ăn không ngon miệng
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Đi cầu phân đen
  • Thiếu máu, nhanh mệt (do giảm số lượng hồng cầu,)

Ít phổ biên hơn: HP có thể gây ra tình trạng viêm mạn tính và thay đổi niêm mạc dẫn tới ung thư dạ dày. Thực ra tỉ lệ này khá thấp, tuy nhiên do số lượng người nhiễm HP khá cao nên HP được coi là tác nhân gây ung thư dạ dày quan trọng. Đáng lưu ý là những người nhiễm HP từ khi còn nhỏ có nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày cao hơn.

Chẩn đoán nhiễm HP: Có các phương pháp chẩn đoán nhiễm HP sau:

Xét nghiệm hơi thở: Bạn được uống 1 loại thuốc có chứa nguyên tố C13 hoặc C14. Chất này bị vi khuẩn phân hủy sau đó  được thải  ra hơi thở

Xét nghiệm phân:  Phát hiện protein của vi khuẩn trong phân

Xét nghiệm máu: Tìm kháng thể kháng HP trong máu

Nội soi kết hợp làm xét nghiệm HP

Hình 2: Vi khuẩn HP được quan sát dưới kính hiến vi điện tử

Nếu bạn có triệu chứng: Bạn nên kiểm tra HP nếu bạn bị hoặc bạn đã từng bị loét dạ dày hay tá tràng (mặc dù HP gây loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên một số nguyên nhân  khác cũng có thể gây loét dạ dày tá tràng (thuốc giảm đau chống viêm))Những ai nên đi kiểm tra HP ?

Nếu bạn không có triệu chứng: kiểm tra HP không được khuyến cáo nếu không bị và chưa từng bị loét dạ dày, tá tràng. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc kiểm tra HP nếu gia đình bạn có người thân bị ung thư dạ dày

Điều trị HP: Những người có tiền sử loét hoặc đang bị loét dạ dày tá tràng thì nên điều trị, mục đích của điều trị nhằm làm liền vết loét, phòng ngừa loét tái phát và giảm nguy cơ bị các biến chứng

Thuốc: Thường kết hợp nhiều loại, thời gian 14 ngày.

  • Thuốc kháng tiết: Giúp làm giảm dịch tiết acid trong dạ dày
  • Khuyến cáo sử dụng 2 kháng sinh giúp làm giảm tỉ lệ thất bại và kháng thuốc
  • Hiện tại tỉ lệ kháng thuốc đang gia tăng, vì vậy việc uống thuốc đúng liều và kiểm tra lại sau điều trị là vô cùng cần thiết

Tác dụng phụ: Có tới 50 % số bệnh nhân bị tác dụng phụ của thuốc khi điều trị, thường là nhẹ. một số trường hợp phải điều chỉnh liều thuốc. Tác dụng phụ bao gồm :

  • Cảm giác vị kim loại trong miệng: hay gặp với Metronidaol, clarithromycin
  • Đồ uống có cồn: Khi uống MetronidaZol nên kiêng rượu bia do khi kết hợp với rượu bia có thể gây nổi ban, đau đầu, nôn, buồn nôn vã mồ hôi, tim nhanh
  • Bisthmuth: Làm cho phân có màu đen
  • Ngoài ra có thể gây tiêu chảy hoặc đau bụng

Thất bại điều trị: Khoảng 20 % bệnh nhân thất bại sau liệu trình đầu tiên. Sau thất bại liệu trình đầu tiên chuyển sang liệu trình thứ 2 thời gian điều trị là 14 ngày kết hợp thuốc ức chế bơm proton và 2 loại kháng sinh, ít nhất 1 loại kháng sinh khác loại với liệu trình đầu tiên.

Theo dõi: Sau điều trị nên  kiểm tra lại xem đã diệt trừ hết HP hay chưa, xét nghiệm cần làm: Test hơi thở, xét nghiệm phân. Xét nghiệm máu không được khuyến cáo để theo dõi vì kháng thể còn lưu lại trong máu trên 4 tháng sau khi điều trị hết HP.

Bs Phạm Minh Ngọc-khoa Nội soi và thăm dò chức năng