Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng tham gia đề án “Khám chữa bệnh từ xa” do Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh tổ chức.

Căn cứ theo quyết định số 2628/QĐ-BYT ngày 22/6/2020 của Bộ Y Tế về việc phê duyệt đề án “ Khám, chữa bệnh từ xa” (Chuyên đề về vú) giai đoạn 2020 – 2025. Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM đã được Bộ Y Tế giao nhiệm vụ là Bệnh viện tuyến trên của TP.HCM trong đề án “ Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020-2025. Ngày 15/9/2020 bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng tham dự “Lễ khai trương Hoạt động hội chuẩn – tư vấn khám, chữa bệnh từ xa” của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tổ chức qua kết nối trực tuyến.Lãnh đạo, cán bộ Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng

Lãnh đạo, cán bộ Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng tham gia lễ khai trương

Nhằm mục đích phát triển nền tảng hổ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hổ trợ người dân được khám, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải các cơ sở y tế hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo, 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa, thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.
                          Không khí buổi lễ khai trương được kết nối tại đầu cầu Bệnh viện Ung bướu TP.Hồ Chí Minh.

Tham gia lễ khai trương có TS.BS. Phạm Xuân Dũng Giám đốc bệnh viện Ung bướu TP.HCM phát biểu khai trương, lãnh đạo Sở Y Tế/Bộ Y tế phát biểu chỉ đạo. Phía bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng có Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng – BSCKII. Trần Tứ Quý và các bác sĩ khoa lâm sàng, cận lân sàng của bệnh viện tham dự. Ngoài ra, còn có sự tham dự của các bệnh viện vệ tinh và các bệnh viện tuyến dưới.
Khám chữa bệnh từ xa gồm các hoạt động: Tư vấn y tế từ xa, hội chuẩn tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa, hội chuẩn tư vấn chuần đoán hình ảnh từ xa, hội chuẩn tư vấn xét nghiệm cận lâm sàng, giải phẩu bệnh từ xa, hội chuẩn tư vấn phẫu thuật từ xa, một số hoạt động khác.
Đề án được xây dựng với quan điểm chủ đạo: “Chất lượng khám, chữa bệnh vươn cao, vươn xa”. Với thông điệp này Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng sẽ cố gắng thực hiện mục tiêu của Bộ Y Tế đề ra: “Mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sĩ từ tuyến xã đến tuyến trung ương; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới. Các cơ sở y tế được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện tuyến cuối dựa trên nền tảng CNTT; góp phần phòng chống dịch bệnh, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người dân.”

   Phòng Chỉ đạo tuyến & QLCLBV