Nội soi dạ dày là gì?
-Nội soi dạ dày là thủ thuật được các bác sĩ sử dụng nhằm quan sát niêm mạc đường tiêu hóa trên: bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng (xem hình)
Khi nào cần nội soi?
-Bạn nên nội soi dạ dày khi có 1 trọng các triệu chứng sau đây:
- Đau thượng vị
- Bạn bị trào ngược
- Nôn và buồn nôn kéo dài
- Tiêu chảy kéo dài
- Đi cầu phân đen hoặc nôn ra máu
- Khó nuốt hoặc có cảm giác thức ăn bị nghẹn ở cổ
- Phát hiện thấy bất thường ở đường tiêu hóa bằng các phương pháp thăm khám khác.
- Nuốt phải dị vật
- Bạn bị loét đường tiêu hóa bác sĩ cần nội soi kiểm tra
Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi?
Bạn cần nhịn ăn uống trước khi soi ít nhất 6 tiếng, nếu bạn có các bệnh lý mạn tính bắt buộc phải uống thuốc thì cần thông báo cho bác sĩ. Bạn nên đọc kĩ tờ hướng dẫn nội soi và điền đầy đủ thông tin liên qua đến tiền sử bệnh tật (nếu có). Bạn nên mang đầy đủ những kết quả khám trước đây để bác sĩ kiểm tra, đối chiếu.
Chuẩn bị nội soi: Bạn được đặt 1 đường truyền tĩnh mạch để truyền thuốc nếu soi gây mê hoặc tiền mê.
Nếu không gây mê thì được xịt họng bằng thuốc tê nhằm làm giảm khó chịu khi nội soi nhiệm vụ của bạn khi nội soi là nằm im, thả lỏng, hít sâu thở đều.
Bác sĩ đưa 1 ống soi nhỏ đầu có gắn camera và nguồn sáng vào miệng ròi đưa xuống thực quản, dạ dày, tá tràng để quan sát tổn thương.
Trong khi nội soi bác sĩ có thể:
Sinh thiết: Tức là lấy một mẫu thịt nhỏ khoảng 1mm ở vị trí niêm mạc bị bất thường của đường tiêu hóa để làm xét nghiệm (quan sát dưới kính hiển vi)
Điều trị: cầm máu nếu bạn bị xuất huyết tiêu hóa, gắp dị vật, nong những chỗ hẹp, cắt polyp, cắt hớt niêm mạc để điều trị ung thư sớm…
Xét nghiệm Clotest để tìm HP
Sau khi nội soi: Sau khi nội soi gây mê bạn được theo dõi 1-2 tiếng, tới khi thuốc mê được thải trừ hết. Bạn không nên tự lái xe hoặc vận hành máy móc trong ngày hôm đó, (Do sau khi gây mê một số người vẫn còn chóng mặt hoặc buồn ngủ).
Nếu không gây mê bạn chỉ việc súc miệng cho sạch đàm và ngồi đợi kết quả.
Một số tác dụng không mong muốn cửa nội soi là gì ? Phổ biến nhất là cảm giác bị căng bụng, buồn nôn thường hết sau khi soi xong.
Một số biến chứng ít gặp khác:
Thức ăn bị trào ngược vào phổi, có thể giảm điều này bằng cách nhịn ăn uống ít nhất 6 tiếng trước khi đi nội soi.
Chảy máu: Khi thực hiện một số thủ thuật can thiệp điều trị
Rách niêm mạc đường tiêu hóa
Sưng hoặc đỏ vùng da truyền tĩnh mạch
Khi nào cần báo cho bác sĩ? Gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng sau:
- Đau bụng nhiều
- Bụng chướng căng, cứng
- Nôn nhiều
- Sốt
- Khó nuốt hoặc đau họng nhiều
- Đi cầu phân đen
- Cảm giác có tiếng lạo xạo dưới da khi sờ tay lên cổ
Khoa NS & TDCN